MỘT CUỘC
ĐỜI HOÀI THƯƠNG
Vượt nửa vòng trái đất đến với Việt Nam, giác mạc của một
người Mỹ hiến tặng đã cứu lấy thị lực cho một bé gái 6 tháng tuổi. Cuộc sống
của một con người không chấm dứt khi người đó chết đi mà sẽ mãi trường tồn,
khi ánh sáng nơi đôi mắt vẫn còn lưu lại trần gian, lấp lánh tình thương trao
ban... Dưới đây là nhật ký của người mẹ với hành trình tìm lại ánh sáng cho đứa
con gái bé bỏng.
Đầu năm 2011, con gái chào đời trong niềm hân hoan của
cả nhà. Con cân nặng 4.1 kg, sinh đủ tháng đủ kí, xinh xắn, khỏe mạnh. Ba mẹ
đặt tên con là ‘Hoài Thương’, gửi gắm ước vọng con sẽ luôn được sống trong
vòng tay yêu thương của mọi người.
Nhưng ‘niềm vui ngắn chẳng tày gang’, chưa kịp mừng con
đầy tháng, mẹ phát hiện hai mắt con cứ đục mờ, trắng, không sáng như mắt bao
trẻ khác. Vay mượn tiền đưa con đi chữa bệnh, chạy đôn chạy đáo khắp các bệnh
viện, ba mẹ chỉ nhận được cái lắc đầu của bác sĩ với kết luận: con bị bệnh
loạn dưỡng giác mạc bẩm sinh. Bác sĩ nói, chỉ còn cách thay giác mạc, may ra
mới cứu được đôi mắt cho con. Thế nhưng, việc tìm được người hiến giác mạc
khó như ‘mò kim đáy bể’, rồi giác mạc đó phải phù hợp với mắt con... Quan
trọng nhất, con phải được thay giác mạc trong 6 tháng đầu đời. Qua thời gian
này, hy vọng cứu lại đôi mắt cho con gần như trở về số 0.
Con à, người ta ‘khó đôi bàn tay, giàu hai con mắt’.
Không có đôi mắt, không có cơ hội được biết ánh sáng, Hoài Thương của mẹ sẽ
tồn tại thế nào trong cuộc đời? Rời bệnh viện với lọ thuốc bác sĩ kê toa để
‘mát-xa’ mắt giảm đau cho con mỗi ngày, thế giới như đổ sụp trước mắt mẹ. Căn
phòng trọ hơn 20 mét vuông vốn đã nhỏ hẹp cho bốn người của gia đình ta – ba,
mẹ, anh trai con và con, nay càng chật chội, tù túng hơn. Càng ngày, đôi mắt
bị hỏng làm con đau càng nhiều. Ngày cũng như đêm, lúc nào con cũng khóc, dụi
mắt vì khó chịu. Không ngủ được, con khóc cả ngày và chỉ khi mệt quá, con mới
thiếp đi trên tay ba mẹ ẵm bồng. Mẹ bỏ nghề may gia công thú bông, không dám
nhận hàng về nhà làm, vì sợ bụi bay vào làm mắt con đau nặng hơn. Ba một mình
đi làm mộc thuê, kiếm tiền nuôi cả nhà. Ba mẹ không làm được gì để chữa
được bệnh cho con, chỉ còn biết cố lo cho cái ăn, và cầu mong một phép màu...
Tháng 5 năm 2011, tình cờ thấy báo đăng ngoài Hà Nội có
ngân hàng giác mạc; rồi nghe nói ở Huế cũng có người hiến tặng, ba mẹ dò hỏi,
chuẩn bị gửi hồ sơ bệnh của con ra ngoài đó, trong lòng lóe lên chút hy vọng,
dù rất mong manh...
Chờ đợi và chờ đợi. Con được 6 tháng tuổi, giữa lúc
tưởng như mọi cánh cửa dần khép lại thì bác sĩ bệnh viện Mắt Tp.HCM thông báo
nhận được một giác mạc đem từ Mỹ sang, có thể phù hợp với mắt con. Con được
lập tức nhập viện, hội chẩn và làm các xét nghiệm. Đợi ngoài cánh cửa phòng
hội chẩn, lòng ba mẹ nóng như lửa đốt. Ba mẹ không tin vào mắt mình khi nhìn
thấy nụ cười và ánh mắt tràn đầy hy vọng của các bác sĩ. Bác sĩ nói, ca mổ
của con, dù là ở Mỹ, cũng thuộc loại phức tạp và khó khăn. Nhưng dù khó, họ
cũng muốn cố gắng hết sức để ‘cứu sống’, ít nhất là một bên mắt cho con.
Con được lên lịch mổ ghép giác mạc mắt trái với các bác
sĩ từ Mỹ sang và êkíp chuyên gia Việt Nam. Bác sĩ nói, do mắt con nhỏ, hẹp,
áp suất trong mắt cao nên ca mổ càng khó khăn hơn. Mọi thao tác cũng phải
nhanh, chính xác để giảm thời gian gây mê.
Hơn 3 giờ đồng hồ phẫu thuật kết thúc tốt đẹp. Con trở
về phòng bệnh để được chăm sóc hậu phẫu trước khi xuất viện. Bác sĩ dặn dò mẹ
phải lưu ý giữ vệ sinh mắt cho con, không để con dụi vào mắt, tránh nhiễm
trùng sau mổ. Bác sĩ cũng nói, sau khi được ghép giác mạc, khoảng một tuổi
con sẽ được mổ lần nữa để đặt thủy tinh thể nhân tạo. Tiếp đó, phải theo dõi
lâu dài để tránh viêm, thải giác mạc...
Mẹ biết, hành trình chữa trị cho con còn dài. Thế
nhưng, với mẹ, kể từ giây phút được ghép giác mạc, con đã được sinh ra một
lần nữa trong ánh sáng. Rồi đây, con sẽ cảm nhận được thế giới, được đi học,
tương lai con sẽ tươi sáng hơn, không vất vả, nghèo khó như ba mẹ... Mẹ thầm
cám ơn thượng đế đã lắng nghe lời ba mẹ cầu nguyện cho con mỗi đêm, gửi đến
một phép màu cứu lấy cuộc đời con qua tấm lòng nhân ái của người đã tặng con
giác mạc, qua đôi bàn tay tài ba và nhiệt tâm của các bác sĩ đã đổ mồ hôi và
tình thương cho ca mổ của con. Cám ơn cuộc đời và những con người đã luôn
rộng lòng ‘hoài thương’ con gái của mẹ...
Quế Dung (ghi theo lời kể của chị Bùi Thị Khánh Hòa, mẹ bé Hồ
Hoài Thương, 6 tháng tuổi. Bé được ghép giác mạc tại bệnh viện Mắt Tp.HCM
ngày 22 tháng 6 năm 2011 qua chương trình đào tạo hợp tác Vietnamese American
Ophthalmology Symposium với bác sĩ Asbell và bác sĩ Rand từ Mỹ. Giác mạc ghép
được cung cấp miễn phí từ Ngân Hàng Mắt Sightlife.)
Thay lời kết:
Anh Hồ Văn Hải, ba bé Hoài
Thương, chia sẻ: ‘Con tôi may mắn được một người không quen biết cứu giúp. Vợ
chồng tôi cũng hy vọng giác mạc mà chúng tôi vừa đăng ký hiến tặng khi chết
đi, có thể giúp ích cho những người đang chịu cảnh mù lòa.’
Ghép giác mạc hiện là phương
pháp duy nhất có thể giúp người mù vì bệnh giác mạc lấy lại ánh sáng. Mỗi
năm, con số bệnh nhân bị mù tăng lên khoảng 15.000 người trong khi chỉ có
khoảng 100 ca ghép giác mạc được thực hiện. Đã đến lúc gửi đi thông điệp hành
động cụ thể, hiến tặng giác mạc để nhân lên cơ hội được sáng mắt cho khoảng
300.000 người mù do bệnh lý giác mạc tại Việt Nam, để có thêm nhiều cuộc đời
được may mắn tái sinh như câu chuyện của bé Hoài Thương...
|
AN EVERLASTING LOVE
Travelling halfway
around the world to Vietnam, a donated cornea from the USA has saved eyesight
of a six-month-old baby girl. Someone says that a human life will not end after he dies.
It’ll continue to exist forever because the light of his eyes will remain and
sparkle with love. The following story is a moving diary of a mother who persistently
looked to improve her little daughter’s sight. This is where the story begins
…
At the beginning of 2011, you were
born and brought great happiness to our family. Weighing 4.1 kg, you were
full-term, really cute and healthy. We named you ‘Hoai Thuong’ (Everlasting
Love) with the hope that you will always be surrounded by love.
However, happiness is here today,
gone tomorrow. Before celebrating your one -month birthday, I discovered that
your eyes were opaquely white and not as bright as the other children’s. I
and your dad borrowed money from many sources and rushed you to many
hospitals but received only bad news. The doctors sadly informed us that you
had an inborn corneal
dystrophy and that cornea transplant was the only hope to save your eyes.
Finding a replacement cornea was, nevertheless, as scarce as hen's teeth.
Besides, cornea tissues from donors had to be a good match for your eyes. The most
important thing was that your cornea had to be replaced in the first six
months after birth. Once this milestone passed, to save your sight was almost
impossible.
My baby ! An old proverb says
“ with two eyes, people can do almost everything, even more than with two
hands”. No eyes, no light. How will my little daughter survive in this
world ? After getting some painkiller gel for eyes from the doctors, I
left the hospital with a broken heart. The twenty-square-meter rented room
which was normally narrow for our four family members-- me, your dad, your
brother and you--was now becoming more heavy. Your eyes were getting more and
more painful. Day and night, you cried and rubbed the eyes due to the pain.
There were many days when you couldn’t sleep and wept until you got deadly
tired and fell asleep on our hands. I quit the job of sewing stuffed animals
at home because I was afraid of dust making your eyes worse. Your dad alone
worked as a carpenter and earned money to feed our whole family. It was so
sad that I and your dad were helpless with your eye treatment. The only thing
we could do was try to feed you and pray for a miracle…
In May 2011, we by chance read an
article in the newspapers about an eye bank in Hanoi and that a person in Hue
donated his corneas. We tried to ask around for more information and prepared
to send your medical record to the eye bank. Some faint hope flashed by…
There came the days of lengthy
waiting. You became 6 months old. Life was shutting the doors on you.
Suddenly, the doctors from Ho Chi Minh City Eye Hospital informed us that
they had just received a cornea which were brought from America and might
be a good match for you. You were
immediately taken to the hospital for the diagnosis and tests. At that time,
we were on pins and needles, waiting outside the room for the doctors to hold
a clinical consultation. On seeing them come out with hopeful smiles, we
couldn’t believe our eyes. The doctors said that this was a complicated and
difficult case, even in the USA. Nonetheless, they would try their best to
save at least one of your eyes.
You were scheduled for a lefteye
corneal graft surgery which would be performed by a specialist team from the USA
and Vietnam. The doctors told me because your eyes were small, narrow and had
high internal pressure, the operation got tougher. Every movement had to be
extremely fast and exact to reduce the anesthetic time.
The surgery successfully ended
after 3 hours. You were taken back to the room for the post-surgery care. The
doctor carefully told me to keep your eyes clean and not to let you rub the
eyes to avoid infection. He also said that you would have another operation
to implant the synthetic crystalline lens after you are one year old. After
that, you would be watched carefully for a long time to prevent infection,
cornea rejection…
I understand that the treatment is
still a long and hard journey. However, to me, you have been born again in a
bright light since the moment of receiving the grafted cornea. With the eye,
you will sense the world and go to school. I trust that your future will be
much brighter, not as hard and poor as ours… I thanked God for his listening to
our prayers, for his miracle to save your life by sending the gracious cornea
donor and the talented and devoted doctors who put their hearts into the
surgery. Thanks to life and the people
generously loving you, my daughter...
Que Dung (this text was based on the
interviews with Mrs. Bui Thi Khanh Hoa, the mother of Ho Hoai Thuong. Hoai
Thuong is a six-month-old baby girl who had cornea transplantation at the Ho
Chi Minh City Eye Hospital on 22 June 2011 through a cooperative medical
education program called the Vietnamese American Ophthalmology Symposium. The
program’s leading corneal surgeons , Dr. Asbell and Dr. Rand, were from the USA. The
donated corneas for the program was provided by Sightlife.)
Epilogue:
Mr. Ho Van Hai, Hoai Thuong’s father shared with us: ‘Our
daughter’s life has been saved by an unknown person. I and my wife hope that
our corneas, which we have just registered to donate after our death, will
also help the blind‘.
Cornea transplant is the only method to restore sight of
people suffering from corneal blindness. In Viet Nam, the number of blind
people has increased by 15.000 every year but there has been only around 100
surgeries being performed. Please do your part to help us promote this
message: Let’s save the eyesight of 300.000 blind people in Vietnam by cornea
donation. There’ll be more blessed lives like Hoai Thuong with your helping
hands…
|
Wednesday, April 18, 2012
Personal story of a patient helped by corneal transplantation during VAOS 1
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
ReplyDeleteشركات تنظيف بالاحساء